Hãy cùng nhìn lại những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ nhất trên thế giới trong thời gian qua.
1. Mưa cá ở Honduras
Sự kiện này xảy ra đều đặn mỗi năm và dần trở thành quen thuộc đến mức, nó thường xuyên được nhắc tới trong văn hóa dân gian địa phương. Sau cơn mưa, người dân Yoro nhặt cá cứ như thể… hái nấm trong rừng và đem về làm thịt.
Cũng nhờ hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ mà hàng năm, rất nhiều khách du lịch đến Yoro với háo hức tham dự "Lễ hội Mưa cá" - được tổ chức thường niên kể từ năm... 1998.
Nhiều người cho rằng, nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các trận cuồng phong, lốc xoáy từ biển thổi vào đã cuốn đàn cá - vốn rất đông đúc trên vùng biển Caribbean, phía bắc Honduras - ra khỏi mặt nước ở độ cao hàng nghìn mét.
Chưa giải thích được lý do nhưng ai cũng cho rằng những trận gió mạnh và lốc đã đưa lũ cá lên trời, chu du đến 200 km. Tất cả đều không phải cá biển, mà là cá nước ngọt. Tạp chí National Geographic đã cử một đoàn đến khảo sát. Họ thấy không phải là cá trong vùng, và tất cả đều bị mù, nên đưa ra giả thuyết là lũ cá này sống ở một dòng sông ngầm nào đó chưa phát hiện ra. Đến Honduras vào mùa hè, biết đâu bạn chẳng may mắn bắt được một con.
2. Lỗ thủng bí ẩn trên bầu trời California
Hình ảnh đám mây với lỗ thủng bất thường màu sáng xanh xuất hiện trên khắp các trang mạng xã hội như Twitter, Facebook bắt đầu từ ngày 9-5 và lan truyền nhanh chóng trong những ngày qua.
Bức ảnh khiến những người tò mò ở bang California và nhiều nơi đoán già đoán non. Nhiều người cho rằng đây là "điềm dữ" hoặc xuất phát từ nguyên nhân kỳ lạ nào đó.
Theo nhiều cư dân mạng, đám mây có lỗ thủng sáng rực là một UFO (vật thể bay không xác định) hoặc do người ngoài hành tinh gây ra. Nhiều người thực tế hơn đưa ra giả thuyết rằng đám mây chỉ là dấu hiệu cảnh báo thời tiết xấu, trong khi một số khác có óc tưởng tượng phong phú đoán đây là “lỗ sâu” như trong phim kinh dị Donnie Darko.
Các nhà khoa học cho rằng đây là một hiện tượng rất bình thường ở thiên nhiên, nhất là ở những ơi ấm áp như Stockton, California. Đây là lỗ mây (Fallstreak), là một khoảng trống hình tròn lớn có thể xuất hiện trong các đám mây ti tích (Cirrocumulus) hoặc mây trung tích (Altocumulus).
Lỗ mây hình thành khi nhiệt độ nước trong mây thấp hơn điểm đóng băng nhưng nước vẫn chưa đóng băng do thiếu các hạt mầm băng.
3. Lốc lửa ở Nhật Bản năm 1923
Một trong những cơn lốc lửa tàn khốc nhất xảy ra tại Nhật Bản. Năm 1923, trận động đất Great Kanto đã phá hủy Tokyo, Yokohama và các khu vực xung quanh. Bão lửa sau đó gây ra sự hủy diệt rất lớn với con số 38.000 người chết chỉ trong vòng mười lăm phút.
Gió lốc cộng thêm lửa rừng sẽ rất dễ tạo nên những cơn lốc lửa với khả năng hủy diệt lớn. Sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn giữa ngọn lửa đang bốc cháy nóng rực và vùng không khí lạnh xung quanh có thể tạo thành các vòng xoáy lửa. Khi gặp gió thuận và khí lưu, các vòng xoáy lửa bắt đầu bốc lên không trung.
Các cơn lốc lửa có thể có chiều dài hàng trăm dặm Anh trong không trung, nhổ và thiêu cháy cây cối, giết hại không ít người. Vào năm 1923, một cơn lốc lửa tại Nhật Bản đã khiến 38 ngàn người bị chết.
4. Sét Cataumbo
Tổ chức Kỷ lục thế giới Guinness đã trao bằng chứng nhận cho khu vực xảy ra nhiều sét đánh nhất thế giới với 20 ngàn lần mỗi giờ!
Vùng đất đầy tia điện xẹt này nằm ở bang Zulia, miền Tây Venezuela. Hiện tượng này được gọi là Sét Catatumbo, tạo ra bởi cơn bão điện từ từ tháng Tư đến tháng 11 ở khu vực cửa sông Catatumbo và phía nam Hồ Maracaibo.
Các con số về những tia chớp thực sự đáng kinh ngạc: khoảng 18 đến 60 lần mỗi phút, khoảng hơn 20 ngàn lần mỗi giờ và 1,2 triệu mỗi năm. Theo hãng thông tấn Venezuela, mỗi lần ánh chớp lóe lên thì có thể tạo ra lượng điện năng đủ thắp sáng 100 triệu bóng đèn.
5. Cầu vồng lửa
“Cầu vồng lửa” thực chất là hiện tượng quang học, cho thấy khả năng biến hóa kỳ diệu của ánh sáng mặt trời. Theo đó, các tinh thể băng hình đĩa trong các đám mây mỏng sẽ hấp thụ một vài màu sắc của ánh sáng mặt trời, để lại một vài màu sắc đặc biệt trên bầu trời.
Tên thông dụng của hiện tượng độc đáo trên là “cầu vồng lửa” nhưng thuật ngữ chính xác nhất được các nhà khoa học chấp nhận khi nói hiện tượng này là Circumhorizon arc. Chính màu sắc độc đáo khiến Circumhorizon arc được gọi là cầu vồng lửa nhưng về mặt bản chất, nó hoàn toàn không liên quan tới cầu vồng hoặc bất kể đám cháy nào.
Trên thực tế, những màu sắc đặc biệt do hiện tượng cầu vồng lửa tạo ra luôn nằm song song với đường chân trời. Màu chủ đạo của cầu vồng lửa là màu đỏ rực, thường xuất hiện ở Bắc Mỹ vào mùa hè. Trong khi đó, các khu vực như Bắc Âu gần như không bao giờ có cơ hội chứng kiến hiện tượng độc đáo này bởi nhiều lý do.
6. Xoáy nước Brinicle
Tháng 11 năm 2011, một đoàn làm phim của hãng BBC đã may mắn ghi lại được cảnh một xoáy nước tử thần lạnh giá từ bên dưới đáy biển gần đảo Ross của Nam Cực lạnh -2 độ C.
Nó di chuyển rất nhanh dưới mặt băng và làm cả một vùng nước trên bề mặt sủi bọt trắng xóa.
Những hình ảnh ghi lại được từ bên dưới đáy biển cho thấy, những nơi xoáy nước băng đi qua đều để lại vô số những con sao biển, nhím biển đã chết và những vùng nước biển trắng đục vì có nồng độ muối cao.
Hà Anh (Theo Odd) (Khampha.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét